Tìm hiểu loa ru nhà yến

Loa ru nhà yến có công dụng phát ra âm thanh bầy đàn, chim con, bố mẹ, âm gọi bạn tình .v.v… Những âm thanh này sẽ giúp giữ chim yến ở lại nhà yến, bắt gặp, làm tổ và sinh sản.

Cấu tạo và nguyên lý của loa ru

  • Loa ru nhà yến có cấu tạo chính là màn thạch anh nên còn gọi là loa thạch anh, loa áp điện.
  • Khi nhận tín hiệu điện, màn thạch anh sẽ chuyển đổi thành tín hiệu âm thanh nhưng âm lượng rất nhỏ.
  • Một màn khuếch đại cơ học gắn dính vào màn thạch anh sẽ giúp âm thanh phát ra lớn hơn nhiều lần. Màn khuếch đại thường là màn giấy hoặc màn phim chống nước.
  • Sau cùng tín hiệu âm thanh sẽ đi qua miệng loa phát ra bên ngoài. Tùy vào cấu tạo khác nhau của miệng loa mà hiệu ứng lan tỏa âm thanh sẽ khác nhau.

Lưu ý: Loa thạch anh có tổng trở vô cực, đồng nghĩa không có tổng trở, chính vì vậy ta có thể mắc song song hàng trăm loa ru với nhau mà không làm hỏng amply.

Nên phân biệt với loa điện động có tổng trở 6 – 8Ω. Mắc song song nhiều loa khiến cho tổng trở giảm sẽ làm cháy amply vì tổng trở ngõ ra amply chỉ trong khoảng 4 – 16Ω.

Loa điện động được ứng dụng làm loa phóng, loa cửa, loa dẫn.

Thông số kỹ thuật và cách bố trí loa ru

Đáp ứng tần số: Loa thạch anh hoạt động tốt trong khoảng tần số từ 1 – 100Khz, hoàn toàn đáp ứng tần số âm thanh của chim yến từ 1 – 16Khz

Âm lượng: cân chỉnh dao động 50 – 60dB

Cách bố trí: Số lượng 1 – 1,5 loa /m2. Trải đều loa khắp phòng, bắt loa trực tiếp lên thanh gỗ làm tổ

[/caption]
  • Kết nối các loa lại với nhau bằng dây dẫn bằng đồng được mạ thiếc bên ngoài, lớp thiếc bảo vệ đồng bên trong không bị rỉ do môi trường ẩm trong nhà yến.
  • Mỗi tầng, mỗi phòng nên đi 1 đường dây tổng riêng biệt xuống amply để tiện bảo dưỡng sau này.
  • Dây tổng nên sử dụng loại 30 tim, dây phụ phân nhánh từ dây tổng tới loa sử dụng loại 17 tim.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *